Sữa hạt cho bé

[4][sữa hạt cho bé][slider-top][Sữa hạt cho bé]

Sữa hạt

[6][sữa hạt][slider-top-big][Sữa hạt dinh dưỡng]

Có thể thay thế hoàn toàn sữa tươi bằng sữa hạt?

| No comment
Sữa hạt là tên gọi các loại thức uống chế biến từ các loại hạt. Vì thế, chúng ta có khá nhiều loại sữa “thực vật” với tên gọi theo loại hạt để chế biến như sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu xanh, sữa ngô (bắp), sữa hạt macca… Và việc uống sữa hạt có tác dụng dinh dưỡng hoàn toàn tương tự như khi ăn các loại hạt chế biến ra chúng, khác nhau duy nhất là ở dạng lỏng nhũ tương thay dạng hạt rắn mà thôi.

Theo thành phần dinh dưỡng của các loại hạt, những loại sữa hạt được chia làm hai nhóm là: sữa hạt giàu chất béo, đạm (hạnh nhân, óc chó, hạt mắc ca và các loại đậu…), và sữa hạt ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, khoai lang, ngô…).


Ưu điểm của sữa hạt dinh dưỡng


Theo thành phần dinh dưỡng, các loại hạt có các ưu điểm như: (1) lượng chất bột đường (carb) từ 15-45%, thấp hơn trong ngũ cốc; (2) lượng chất đạm, đặc biệt trong đậu, khá cao, trung bình từ 7-35%, (3) lượng chất béo cao, đặc biệt axit béo không no nhiều nối đôi (polyunsaturated fat, PUF) như các axit omega-3, 6, 9, (4) nhiều chất xơ, (5) Nhiều vitamin, khoáng chất, và (6) Nhiều chất chống oxy-hóa (anti-oxidants). Vì thế, các nhà dinh dưỡng kết luận rằng sữa hạt là thức uống bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cả nam phụ lão ấu.

sua hat dinh duong


Nhược điểm


Cũng theo các phân tích về thành phần dinh dưỡng, các nhà khoa học lại chỉ ra các nhược điểm của sữa hạt là: (1) Dù các loại hạt rất giàu chất đạm, nhưng đặc tính chung của các loại đạm thực vật là không “hoàn chỉnh” vì thường không có sự cân đối và thiếu các axit amin tối cần thiết (essential amino-acid) cho cơ thể, đặc biệt cho trẻ em đang phát triển, trưởng thành. Do đó, khi ăn nhiều đạm thực vật không cân đối cơ thể sẽ không tổng hợp được các protein cần thiết nên cơ thể khó phát triển hoàn chỉnh, cân đối, (2) Cũng như các thức ăn gốc thực vật khác, sữa hạt “nguyên chất” sẽ không có vitamin B12, loại vitamin tối rất cần thiết để sinh tổng hợp huyết cầu tố, hemoglobin, Hb. Người uống sữa hạt thuần túy mà không bổ sung vitamin B12 chắc chắn sẽ bị thiếu máu nhược sắc, (3) Trong sữa hạt có chứa các axit phytic sẽ gắn kết với calci, sắt, kẽm..Trẻ nhỏ uống sữa hạt sẽ bị thiếu calci, sắt, kẽm… có thể bị còi xương, thiếu máu dinh dưỡng.

Có nên thay thế hoàn toàn sữa tươi bằng sữa hạt


Trao đổi về vấn đề này, GS.TS.BS Lê Thị Hợp cho rằng, trước hết, cần hiểu rõ thế nào là một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đó là một chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng về mặt số lượng và chất lượng (khẩu phần ăn cân đối giữa các chất dinh dưỡng).

Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý như vậy, mọi người nên sử dụng da dạng thực phẩm và thường xuyên thay đổi các món ăn. Việc phối hợp sữa hạt và sữa tươi sẽ bổ sung cho nhau, để có thành phần dinh dưỡng cân đối hơn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Hạt là nguồn dinh dưỡng quý, cung cấp axit béo không no, chất xơ và các chất chống oxy hóa tự nhiên...

Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm khác, nếu chỉ sử dụng riêng các loại hạt, cơ thể sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, sữa tươi sạch cung cấp nguồn chất đạm, canxi, photpho, vitamin D...

Chính vì thế bà Hợp cho rằng không nên thay thế hoàn toàn sữa hạt cho sữa tươi vì: Sữa tươi và sữa hạt khác nhau về thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng.

Ví dụ: Cả hai sản phẩm đều có chứa protein và chất béo. Nhưng protein và chất béo trong sữa tươi có nguồn gốc từ động vật, còn trong sữa hạt là từ thực vật. Vì vậy, mỗi loại sữa đều có giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe là khác nhau.

Sữa thực vật (hạt macca, óc chó ...) giàu các chất béo không bão hòa (Omega-3) và các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng tốt cho tim mạch và giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Sữa bò giàu protein, canxi, phot-pho, vitamin D và các khoáng chất, cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em và các chức năng khác của cơ thể, ví dụ hệ miễn dịch và xương khớp…

Bởi vậy, người tiêu dùng nên kết hợp sử dụng cả hai dòng sản phẩm này để đa dạng thực phẩm, đảm bảo cân đối về mặt giá trị dinh dưỡng.