Sữa hạnh nhân, gạo lứt không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây mời các mẹ cùng đọc chia sẻ kinh nghiệm của mẹ Nhật Thảo để có món sữa siêu ngon và giàu dinh dưỡng này nhé.
- Gạo lứt: Gạo lứt mình mua là gạo lứt Xuân Hồng, bán theo gói 1kg (50.000 đồng) ở CoopMark. Gạo mua đóng gói thì ít có hạt bị vỡ, đảm bảo độ nảy mầm của hạt gạo cao, giảm thiểu hạt vỡ không nảy mầm gây chua trong lúc ủ. Nếu các mẹ mua gạo ở chợ nên sàng qua các hạt vỡ để đảm bảo quá trình ủ tốt.
- Khăn ủ: Nên dùng khăn xô cỡ to hoặc khăn cotton có độ thấm hút tốt. Nếu là khăn to thì các mẹ gấp đôi, trải gạo vào giữa sao cho khăn che hết lớp gạo đảm bảo 1 lớp khăn dưới đến lớp gạo và 1 lớp khăn trên.
Nếu là khăn nhỏ thì mua làm hai khăn và trải tương tự như trên. Điều này giúp cho lớp gạo được tiếp xúc độ ẩm đầy đủ nhất, tăng độ nảy mầm.
- Rổ lưới cỡ to (có chậu kèm càng tốt để hứng nước như loại rổ trong video mình đã đăng lần trước) để trải khăn và hạt ủ mầm.
- Gạo lứt mua về rửa qua rồi ngâm nước lọc 8 tiếng hoặc qua đêm, thường mình không ngâm qua đêm vì trời nóng mình vẫn thay nước 1-2 lần để tránh gạo bị chua. Gạo ủ mầm không ngâm để trong tủ lạnh, điều này làm giảm độ nảy mầm của hạt. Trời nóng dùng nước lạnh bình thường còn trời lạnh nên sử dụng nước ấm 30 độ để ngâm hạt để tăng độ nảy mầm.
- Gạo ngâm xong cho ra rổ để ráo. Tiếp đến lấy khăn xô đã làm ướt (khăn nhúng nước không vắt các mẹ nhé) trải vào rổ, dàn đều lớp gạo lên trên rồi trải tiếp lớp khăn xô thấm nước che hết lớp gạo, rồi để ủ.
- Chỗ ủ gạo nên thoáng mát, tránh ánh nắng, mình không để chỗ tối vì gạo dễ có mốc. Gạo ủ tầm 1 ngày rưỡi là mầm đã nhú ra gần hết, trong ngày các mẹ dùng vòi hoa sen tưới lên khăn ủ 1-2 lần để khăn ngậm nước, đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm. Gạo mới nhú mầm một chút là đạt yêu cầu, tầm 2/10 cm, mầm quá dài làm giảm giá trị dinh dưỡng.
1. Gạo ủ nên trải dàn đều thì độ nảy mầm của hạt mới đồng đều, không trải hạt quá dày, độ dày của lớp hạt chỉ nên tầm nửa đốt tay là đủ.
2. Nên ủ gạo bằng rổ, rá có lỗ để thoát nước, nên để rổ có độ thoáng mát ở phần dưới. Điều này rất quan trọng để ủ gạo không bị chua, khi thay nước, lớp nước cũ cũng trôi đi nên 100% gạo nảy mầm tốt, gạo hơi có mùi như men rượu, rất thơm. :D
3. Bản chất gạo lứt là gạo nguyên cám, không xay xát hết lớp vỏ ngoài, còn nguyên phôi gạo nên ủ gạo nảy mầm rất nhanh, không áp dụng cho loại gạo đã xay xát hết phần cám, dùng để nấu cơm, gạo này mất phôi gạo nên ủ không bao giờ nảy mầm. Gạo trắng còn nguyên cám, không xay xát thì ủ vẫn lên mầm bình thường các mẹ nhé.
- Gạo lứt ủ mầm rửa sạch, phơi 1 ngày nắng cho khô cho giảm lượng nước trong hạt rồi sao thơm bằng chảo gang dày, sao lửa nhỏ để hạt bay hết nước, giòn hạt. Điều này giúp cho gạo rang được bảo quản lâu hơn. Gạo rang không dùng hết các mẹ cho vào túi để ngăn mát 2 tuần vẫn dùng tốt.
Gạo rang xong lấy 1 phần ngâm nước đun sôi để nguội cho mềm, điều này giúp máy xay nhanh và nhuyễn hơn.
- Hạnh nhân ngâm 4 tiếng, bỏ vỏ lụa, chần qua nước sôi.
- Chất tạo ngọt: đường thốt nốt baxi - rất hợp vị sữa.
Lượng hạt mình dùng cho 2,5L sữa là 100g hạnh nhân và 150g gạo lứt rang (mình làm thủ công). Đối với các bạn làm máy thì đối với 1L sữa các bạn nên cho 30g hạnh nhân và 40g gạo rang vì gạo có nhiều tinh bột, cho nhiều rất “đặc” sữa. Lời khuyên đưa ra nên tăng thêm lượng gạo và lọc qua túi lọc để sữa ngon và thơm mùi gạo rang hơn.
Tương tự như những cách làm lần trước, hạnh nhân cho vào máy xay công suất cao, xay nhuyễn, vắt và lọc 2 lần, mỗi lần là 500ml nước đun sôi còn ấm 40 độ. Máy xay công suất cao lọc vẫn còn bã chứ không phải mất hết.
Gạo rang cho sau, cũng xay lọc hai lần, mỗi lần 600ml nước đun sôi để nguôi, gạo ngâm khá mềm nên lọc còn rất ít bã.
Tùy khẩu vị từng người mà nên lọc hay không, bé nhà mình thích sữa như nước nên bắt buộc mình phải lọc.
Chúc các mẹ thành công với món sữa đơn giản này, thơm ngon không kém sữa gạo rang Hàn Quốc, lại tốt vô cùng.
Nguồn: Facebook Nhật Thảo
Cách làm gạo lứt nảy mầm
1. Nguyên liệu và dụng cụ:
- Gạo lứt: Gạo lứt mình mua là gạo lứt Xuân Hồng, bán theo gói 1kg (50.000 đồng) ở CoopMark. Gạo mua đóng gói thì ít có hạt bị vỡ, đảm bảo độ nảy mầm của hạt gạo cao, giảm thiểu hạt vỡ không nảy mầm gây chua trong lúc ủ. Nếu các mẹ mua gạo ở chợ nên sàng qua các hạt vỡ để đảm bảo quá trình ủ tốt.
- Khăn ủ: Nên dùng khăn xô cỡ to hoặc khăn cotton có độ thấm hút tốt. Nếu là khăn to thì các mẹ gấp đôi, trải gạo vào giữa sao cho khăn che hết lớp gạo đảm bảo 1 lớp khăn dưới đến lớp gạo và 1 lớp khăn trên.
Nếu là khăn nhỏ thì mua làm hai khăn và trải tương tự như trên. Điều này giúp cho lớp gạo được tiếp xúc độ ẩm đầy đủ nhất, tăng độ nảy mầm.
- Rổ lưới cỡ to (có chậu kèm càng tốt để hứng nước như loại rổ trong video mình đã đăng lần trước) để trải khăn và hạt ủ mầm.
2. Cách làm:
- Gạo lứt mua về rửa qua rồi ngâm nước lọc 8 tiếng hoặc qua đêm, thường mình không ngâm qua đêm vì trời nóng mình vẫn thay nước 1-2 lần để tránh gạo bị chua. Gạo ủ mầm không ngâm để trong tủ lạnh, điều này làm giảm độ nảy mầm của hạt. Trời nóng dùng nước lạnh bình thường còn trời lạnh nên sử dụng nước ấm 30 độ để ngâm hạt để tăng độ nảy mầm.
- Gạo ngâm xong cho ra rổ để ráo. Tiếp đến lấy khăn xô đã làm ướt (khăn nhúng nước không vắt các mẹ nhé) trải vào rổ, dàn đều lớp gạo lên trên rồi trải tiếp lớp khăn xô thấm nước che hết lớp gạo, rồi để ủ.
- Chỗ ủ gạo nên thoáng mát, tránh ánh nắng, mình không để chỗ tối vì gạo dễ có mốc. Gạo ủ tầm 1 ngày rưỡi là mầm đã nhú ra gần hết, trong ngày các mẹ dùng vòi hoa sen tưới lên khăn ủ 1-2 lần để khăn ngậm nước, đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm. Gạo mới nhú mầm một chút là đạt yêu cầu, tầm 2/10 cm, mầm quá dài làm giảm giá trị dinh dưỡng.
MỘT SỐ TIPS LƯU Ý:
1. Gạo ủ nên trải dàn đều thì độ nảy mầm của hạt mới đồng đều, không trải hạt quá dày, độ dày của lớp hạt chỉ nên tầm nửa đốt tay là đủ.
2. Nên ủ gạo bằng rổ, rá có lỗ để thoát nước, nên để rổ có độ thoáng mát ở phần dưới. Điều này rất quan trọng để ủ gạo không bị chua, khi thay nước, lớp nước cũ cũng trôi đi nên 100% gạo nảy mầm tốt, gạo hơi có mùi như men rượu, rất thơm. :D
3. Bản chất gạo lứt là gạo nguyên cám, không xay xát hết lớp vỏ ngoài, còn nguyên phôi gạo nên ủ gạo nảy mầm rất nhanh, không áp dụng cho loại gạo đã xay xát hết phần cám, dùng để nấu cơm, gạo này mất phôi gạo nên ủ không bao giờ nảy mầm. Gạo trắng còn nguyên cám, không xay xát thì ủ vẫn lên mầm bình thường các mẹ nhé.
SỮA GẠO LỨT RANG MIX HẠNH NHÂN
1. Nguyên liệu:
- Gạo lứt ủ mầm rửa sạch, phơi 1 ngày nắng cho khô cho giảm lượng nước trong hạt rồi sao thơm bằng chảo gang dày, sao lửa nhỏ để hạt bay hết nước, giòn hạt. Điều này giúp cho gạo rang được bảo quản lâu hơn. Gạo rang không dùng hết các mẹ cho vào túi để ngăn mát 2 tuần vẫn dùng tốt.
Gạo rang xong lấy 1 phần ngâm nước đun sôi để nguội cho mềm, điều này giúp máy xay nhanh và nhuyễn hơn.
- Hạnh nhân ngâm 4 tiếng, bỏ vỏ lụa, chần qua nước sôi.
- Chất tạo ngọt: đường thốt nốt baxi - rất hợp vị sữa.
Lượng hạt mình dùng cho 2,5L sữa là 100g hạnh nhân và 150g gạo lứt rang (mình làm thủ công). Đối với các bạn làm máy thì đối với 1L sữa các bạn nên cho 30g hạnh nhân và 40g gạo rang vì gạo có nhiều tinh bột, cho nhiều rất “đặc” sữa. Lời khuyên đưa ra nên tăng thêm lượng gạo và lọc qua túi lọc để sữa ngon và thơm mùi gạo rang hơn.
2. Cách làm:
Tương tự như những cách làm lần trước, hạnh nhân cho vào máy xay công suất cao, xay nhuyễn, vắt và lọc 2 lần, mỗi lần là 500ml nước đun sôi còn ấm 40 độ. Máy xay công suất cao lọc vẫn còn bã chứ không phải mất hết.
Gạo rang cho sau, cũng xay lọc hai lần, mỗi lần 600ml nước đun sôi để nguôi, gạo ngâm khá mềm nên lọc còn rất ít bã.
Tùy khẩu vị từng người mà nên lọc hay không, bé nhà mình thích sữa như nước nên bắt buộc mình phải lọc.
Chúc các mẹ thành công với món sữa đơn giản này, thơm ngon không kém sữa gạo rang Hàn Quốc, lại tốt vô cùng.
Nguồn: Facebook Nhật Thảo